Thế giới Amigurumi / Kỹ thuật móc len

Bỏ túi 07 nguyên tắc phối màu giúp nâng tầm kỹ thuật móc len của bạn!

3 năm ago

Bạn muốn làm chủ màu sắc và nắm vững các nguyên tắc phối màu để sản phẩm thú bông len amigurumi của mình trông đẹp và tinh xảo hơn. Vậy hãy cùng Amigu World tìm hiểu tất tần tật về màu sắc và các nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế dưới đây nhé!

Nguyễn tắc phối màu

Có thể dễ dàng nhận thấy, bên cạnh kỹ thuật, tay nghề thì màu sắc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm hoặc “dìm hàng” sản phẩm không thương tiếc. Sự thật thì nếu phối màu không đúng sẽ khiến sản phẩm của bạn có thể trông nhạt nhòa, rối rắm, thậm chí là gây nhức mắc nếu áp dụng sai nguyên tắc phối màu.

Vậy nguyên tắc phối màu là gì? Làm thể nào để áp dụng các nguyên tắc phối màu vào trong kỹ thuật móc len. Cùng xem tiếp nội dung chi tiét bên dưới nhé!

Nguyễn tắc phối màu amigurumi

Màu sắc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm hoặc “dìm hàng” amigurumi

Phối màu giúp tạo nên sản phẩm hoài hòa màu sắc và truyền tải ý nghĩa, thông điệp hoặc câu chuyện thông qua sản phảm. Có rất nhiều cách phối màu, tuy nhiên dù là phối màu dựa trên nguyên tắc gì thì chúng ta sẽ cần đến bánh xe màu – Color Wheel để quyết định màu sắc tương ứng theo từng nguyên tắc cơ bản.

1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Đây là cách phối màu đơn giản, dễ thực hiện và được rất nhiều các tác giả móc len sử dụng vì cách phối màu này rất dễ chịu với mắt người nhìn.  

Nguyên tắc phối màu đơn

Khi sử dụng quy tắc phối màu đơn sắc, bạn thường chỉ sử dụng một màu chủ đạo hay đôi lúc bạn cũng có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau.

Sử dụng kiểu phối màu này khi bạn muốn nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó của sản phẩm.

Ví dụ, với một bạn heo amigurumi thuần 01 màu hồng nhạt duy nhất thì một chiếc mũi hồng, đôi tai màu hồng đậm hay một chiếc nơ đỏ sẽ trở thành điểm nhấn “ăn điểm” giúp sản phẩm thú bông thu hút hơn.

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Bằng việc kết hợp nhiều màu sắc nằm cạnh nhau trên bánh xe (thường là ba màu) nên cách phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn với phối màu đơn sắc.

Nguyên tắc phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng (Analogous)

Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên bánh xe màu, nên phối màu này không quá rối rắm và phức tạp. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt. Các sản phẩm thú bông len áp dụng kỹ thuật phối màu này vì thế sẽ trông nhã nhặn và thu hút hơn rất nhiều.

Khi sử dụng phối màu này, bạn nên bắt đầu từ việc chọn ra cho mình một màu chủ đạo cho sản phẩm thú bông len của mình và dĩ nhiên màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất. Chọn màu thứ 2 cho nhiệm vụ phân biệt cách bộ phận chính với nhau (như quần áo), màu thứ 3 thường dùng cho những chi tiết trang trí như nơ, túi đeo cho thú bông. 

Nguyễn tác phối màu

Chú heo hồng amigurumi của nhà Ami Saigon trở nên nổi bật trong chiếc quần yếm xanh dương khi áp dụng nguyên tắc phối màu tương đồng

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Hay còn được gọi là phối màu tương phản. Đó là các cặp màu đối xứng nhau trên bánh xe màu. Việc lựa chọn phối màu bổ túc nhằm tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng, để thu hút sự chú ý.

Tuy nhiên, kiểu phối màu này sẽ không phù hợp với những bạn theo đuổi phong cách thư giãn và nhẹ nhàng cho các sản phẩm thú bông len.

Nguyên tắc phối màu bổ sung

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Cũng như phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phối màu bổ túc trực tiếp này, bạn cũng sẽ có màu chủ đạo và các màu đối xứng trên bánh xe màu để làm màu phụ.

4. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu thì phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bánh xe màu và tạo nên một hình tam giác cân.

Nguyên tắc phối màu xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

 

Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng màu trắng và đen làm màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Tuy nhiên, để thử thách bản thân cũng như muốn sản phẩm của mình trở nên cầu kì hơn, bạn có thể sử dụng những màu bậc nhất (vàng, đỏ, lam) làm màu chủ đạo.

Lưu ý: Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó. Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho sản phẩm của mình.

5. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Đây là cách phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác đều.

Nguyên tắc phối màu

Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng bạn sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng.

Phối màu này rất khó sử dụng khi các bạn muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm của mình. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu này vì chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng.

6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Đây là cách phối màu phức tạp nhất trong 07 nguyên tắc phối màu cơ bản.

Nguyễn tắc phối màu bộ tứ

Nguyễn tắc phối màu bộ tứ

Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và khác biệt đặc trưng của phối màu này.

Sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình, mẹo cho bạn là cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

7. Phối màu hình vuông (Square)

Tương tự như cách phối màu bổ túc bộ tứ Tetradic bao gồm bốn màu. Tuy nhiên thay vì kết hợp thành hình trụ, cách phối màu sử dụng hai cặp màu bổ sung đối nhau tạo thành hình hộp vuông góc trên bánh xe màu. 

Nguyên tắc phối màu hình vuông

Nguyên tắc phối màu hình vuông

Như vậy, màu sắc và các nguyên tắc phối màu không chỉ được sử dụng trong các lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế mà đối với chị em móc thú bông len như chúng ta cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó nếu có thể hiểu một chút về màu sắc cũng như kỹ thuật phối màu cơ bạn nhất thì chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những sản phẩm amigurumi đặc sắc hơn.

Hy vọng bài viết trên có thể mang lại những thông tin cần thiết giúp bạn nâng cao kỹ thuật móc len và chất lượng cho sản phẩm thú bông len của mình nhé!

Buy Me a Coffee
Nếu bạn yêu thích bài viết, hãy ủng hộ cho Amigu World bằng cách mời mình một tách cà phê. Buy me a coffee là một ứng dụng an toàn và miễn phí, bạn đọc có thể sử dụng PayPal, thẻ tín dụng (Visa/Master)… để ủng hộ cho website.

Amigu World cảm ơn rất nhiều sự ủng hộ của bạn.

#AmiguWorld

You Might Also Like

Top
Select your language